Trường THCS Tô Vĩnh Diện

https://thcstovinhdien.edu.vn


Chuyển đổi số Quốc Gia 10.10

Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10: Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Chuyển đổi số Quốc Gia 10.10

Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước
Chuyển đổi số là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số nhưng có thể nói chung đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng.

Chuyển đổi số tác động đến giáo dục như thế nào?

Trong thời gian vừa qua, khi dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, giáo dục đào tạo không là ngoại lệ.
Tại Việt Nam, nhiều cơ sở giáo dục và các trường học áp dụng giảng dạy online trong suốt thời gian diễn ra dịch Covid-19
Chuyển đổi số ở nhà trường là  gì?
Là số hóa các thông tin trong mọi hoạt động nhà trường như: quá trình giáo dục và dạy học; các hoạt động trong chu trình, thực hiện chức năng quản lý, quản trị,… ở nhà trường. Các thông tin được số số hóa đó lưu giữ dưới dạng dạng bản mềm, lưu trong máy tính; chuyển hoặc chia sẻ, lưu lại trên mạng xã hội (qua dữ liệu dám mây, dữ liệu lớn,…).
Chuyển đổi số trong nhà trường có ý nghĩa, tác dụng gì?
(1) Tăng số lượng người được tiếp cận thông tin, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.
(2) Tăng tốc độ, tiến độ truyền tin; giải quyết, xử lý công việc.
(3) Tăng hiệu quả giáo dục, dạy học HS nhờ tính trực quan, dễ hiểu, dùng lại nhiều lần; chia sẻ dùng chung,…
(4) Tăng thêm tính công khai, minh bạch, khách quan trong công tác.
(5) Tăng hiệu quả khai thác nền tảng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục thông minh hoặc thiết bị CNTT được cung cấp, trang bị.
(6) Giảm công sức lao động thủ công, chân tay và nhân lực làm việc.
(7) Giảm hồ sơ giấy tờ, thủ tục và quy trình giải quyết công việc, tổ chức hoạt động giáo dục
(8) Tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, làm báo cáo
(9) Tiết kiệm giấy, bảo vệ môi trường.
(10) Thuận tiện trong giải quyết công việc.
(11) Thuận tiện, dễ dàng tra cứu, tìm hiểu, lấy và khai thác dữ liệu, lập báo cáo, đánh giá.
(12) Không bị mất dữ liệu, thông tin, hồ sơ; có thể lưu nhiều thông tin, lâu dài, lấy lại được dữ liệu mất…
Điều kiện cần và đủ để thực hiện được chuyển đổi số trong nhà trường là gì?
(1) Mạng internet tốc độ cao, băng thông rộng (4G, 5G): đủ dùng, ổn định.
(2) Các trang thiết bị CNTT, thiết bị thông minh (bảng tương tác, điện thoại TM, thiết bị thu phát Wifi, dây mạng Lan, camera, cảm biến,…).
(3) Các phần mềm ứng dụng, phần mềm quản trị nhà trường; mạng xã hội,…
(4) Người quản trị các hệ thống trong danh mục nội dung cần số hóa (cần bổ sung nhân sự là nhân viên phụ trách CNTT hoặc thêm nhân viên hành chính nhà trường).
(5) Công tác quản lý của các cấp quản lý giáo dục như:
- Lược bỏ được sự chồng chéo và duy trì nhiều các phần mềm rời rạc như hiện nay. Tích hợp các phần mềm hiện tại, chỉ để một phầm mềm quản trị nhà trường duy nhất.
- Quản lý các nhà trường bằng các cách khai thác, sử dụng phần mềm liên thông của Phòng với nhà trường (Phòng GD&ĐT có phần mềm quản lý các nhà trường, đồng bộ hóa và sử dụng hoàn toàn các dữ liệu từ các nhà trường; Sở GD&ĐT cũng có phần mềm quản lý các Phòng GD&ĐT).
Tạo sự liên thông, đồng bộ các thông tin được số hóa; điều hành, kiểm tra, báo cáo, được sử dụng trên một hệ thống, nền tảng số chung, duy nhất.

Nhà giáo trong thời chuyển đổi số phải như thế nào?

Người thầy của ngày nay phải tự học, tự đào tạo, tự hoàn thiện mình để thích ứng với thời cuộc, nhất là tam giác của nội lực nghề nghiệp : khoa học về môn học; khoa học nghiệp vụ sư phạm; khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ trong dạy học và giáo dục.
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về chuyển đổi số
2. Tập huấn về chuyển đổi số
3. Xây dựng đội ngũ cốt cán chuyển đổi số trong nhà trường.
4. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn ngành đảm bảo mục tiêu chuyển đổi số.
5. Hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng CNTT tại nhà trường đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số (đường truyền Internet băng thông, phòng máy tính thực hành, máy chiếu, Tivi, màn hình Led, âm thanh,… phục vụ dạy học trên các phòng học, phòng sinh hoạt chuyên môn chung tại  nhà trường).
6. Áp dụng các phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc điện tử.
7. Áp dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lí chuyên môn và điện tử hóa hệ thống hồ sơ quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường.
8. Xây dựng hệ thống học liệu dùng chung  phục vụ dạy học; phục vụ người học tự học, tự nghiên cứu, trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
-Tôi vẫn tâm đắc 1 câu nói của Tom Wilson:  Nhiều người chúng ta có thể làm được nhiều hơn là một số chúng ta, nhưng không ai trong chúng ta có thể làm được nhiều như tất cả chúng ta.

 

Nguồn tin: ST

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây