Dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và kiểm soát sức khỏe, bệnh tật trong chu kỳ vòng đời. Bữa ăn học đường chiếm một phần quan trọng trong khẩu phần ăn thực tế hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên cho đến nay còn một số hạn chế bao gồm chưa có các danh mục thực phẩm cung cấp năng lượng, các vi chất thiết yếu cho từng nhóm tuổi, cho từng mùa.
Tại buổi trường thông, cán bộ y tế Quận Đống Đa đã cập thông tin cập nhật về tình trạng thiếu vi chất của trẻ em Việt Nam. Học sinh tuổi học đường đang chịu gánh nặng kép về suy dinh dưỡng thấp còi và thừa cân béo phì: Thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh, trong khi suy dinh dưỡng thấp còi vẫn tồn tại ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu iode rất phổ biến ở trẻ em học đường, là những yếu tố nguy cơ liên quan với tăng trưởng chiều cao chậm, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ học đường, trẻ vị thành niên cũng như người trưởng thành Việt Nam.
Chia sẻ nội dung liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn của trẻ em lứa tuổi Tiểu học và Trung học cơ sở, án bộ y tế Quận Đống Đa cho biết, khẩu phần ăn của học sinh tiểu học hiện nay đáp ứng cao hơn nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và protein, trong khi đó khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở lại chưa đạt so với nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, mức khẩu phần canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B và vitamin C.
Vì vậy, chế độ ăn cần quan tâm đến bữa ăn học đường, tăng cường rau quả, chất xơ, các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn. Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông giáo dục và phòng chống suy dinh dưỡng ở vùng nông thôn và thừa cân béo phì tại thành thị cần được đẩy mạnh nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tầm vóc cho học sinh. Các can thiệp cần ưu tiên cho giải quyết gánh nặng kép về dinh dưỡng và đặc thù cho từng vùng.
Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng cho sự phát triển thể chất, sức khỏe và trí tuệ của trẻ em. Trẻ em được nuôi dưỡng với chế độ ăn nghèo nàn sẽ chậm phát triển, dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu Vitamin A, thiếu I-ốt và không có đủ năng lượng để học tập và vui chơi. Ngược lại, nếu trẻ em ăn quá nhiều, đặc biệt thực phẩm giàu năng lượng, thì dễ bị thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư...
Qua buổi truyền thông này học sinh trường THCS Tô Vĩnh Diện đã biết được:
Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi sẽ giúp trẻ cao lớn, mạnh khỏe và thông minh, trẻ em tuổi học đường cần thực hiện:
Ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, không nên bỏ bữa sáng. Không nên ăn tối quá muộn và ăn trước khi đi ngủ.
Uống 1-2 ly sữa mỗi ngày để giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh và thông minh. Nếu trẻ bị thừa cân - béo phì thì nên uống sữa không đường và tách béo.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
Hạn chế ăn uống đồ ngọt như bánh, kẹo, kem, chè, nước ngọt đóng chai, nước trái cây có thêm đường... để phòng chống sâu răng và béo phì.
Hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên, thức ăn rán ngập dầu, mỡ, phủ tạng động vật (tim, gan, bầu dục...).
Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều muối như: xúc xích, dăm bông, bim bim, mì ăn liền, dưa muối, cà muồi và các món kho, tim, rang mặn.
Hạn chế chấm thức ăn vào gia vị mặn (nước mắm, xì dầu, bột canh, muối) trong thức ăn./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn