Tham dự tại buổi tập huấn có sự hiện diện của: cô Vũ Thị Tuyết Loan - hiệu trưởng nhà trường, cô Đỗ Thị Chín - Phó hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể giáo viên, nhân viên của trường THCS Tô Vĩnh Diện.
Hoạt động buôn bán và tiêu thụ thịt chó và mèo đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam ngày càng thể hiện mong muốn chấm dứt hoạt động này. Phúc lợi động vật và nguy cơ lây bệnh từ động vật sang người là những lý do chính thúc đẩy mong muốn này.
Thanh thiếu niên Việt Nam, đặc biệt là các em học sinh trung học cơ sở sẽ là "những lá cờ đầu" tham gia giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo. Và các thầy giáo, cô giáo chính là những người dẫn đường.
Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong việc dẫn dắt xã hội trong tương lai. Bằng việc cung cấp kiến thức, thông tin và những kỹ năng cần thiết, thanh thiếu niên Việt Nam có thể thúc đẩy những thay đổi xã hội tích cực, phòng chống bệnh dại, sống an toàn - nhân đạo với vật nuôi, bao gồm việc ngừng tiêu thụ thịt chó và mèo. Điều này giúp đẩy lùi bệnh dại và nhiều bệnh truyền nhiễm khác từ chó, mèo lây sang con người.
Phòng, chống bệnh dại, sống an toàn - nhân văn với thú cưng (chó, mèo) và dần tiến đến chấm dứt hoạt động buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo đang trở thành một vấn đề quan tâm của xã hội. Việc lồng ghép các nội dung về bảo vệ bản thân, bảo vệ động vật nuôi (chó, mèo),... vào các hoạt động ngoại khóa là lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhằm truyền cảm hứng và khuyến khích các em học sinh.
Các thầy cô giáo sẽ nỗ lực trong khả năng của mình để giáo dục các em về bệnh dại, cách phòng chống bệnh dại, sống an toàn - nhân đạo với vật nuôi để dần hướng tới việc không còn hoạt động buôn bán, tiêu thụ thịt chó mèo