Lời khuyên vàng cho các sĩ tử trong giai đoạn trước khi thi một ngày

Thứ ba - 05/06/2018 08:19
Một ngày trước khi thi, các thí sinh nên chuẩn bị những gì để tránh căng thẳng và đạt kết quả tốt?
Lời khuyên vàng cho các sĩ tử trong giai đoạn trước khi thi một ngày

Trước kì thi một ngày chính là thời điểm các thí sinh cảm thấy lo lắng, áp lực nhất. Để kì thi vào lớp 10 sắp tới diễn ra suôn sẽ, hãy tham khảo ngay 9 lời khuyên cho các sĩ tử trong gia đoạn trước khi thi một ngày dưới đây:

1. Ôn lại bài kiểm tra cũ

Một ngày trước khi thi không phải là khoảng thời gian dài nhưng cũng đủ để các sĩ tử tranh thủ củng cố lại những kiến thức cần thiết cho thời gian thử thách sắp tới.

Trong giai đoạn nước rút này, bạn không thể ôn lại tất cả những bài đã học từ trước đó. Bạn chỉ nên tập trung ghi nhớ những chi tiết chính, vạch ra các ý lớn để xem lại.

Bạn cũng nên nhớ lại các bài kiểm tra trong những kỳ thi trước để hình dung các dạng câu hỏi thường gặp, từ đó xây dựng dàn ý, cách trình bày các vấn đề lớn – nhỏ một cách logic và dành thời gian thích hợp cho các vấn đề đó trong điều kiện thời gian bị hạn chế của kỳ thi.

2. Không học quá sức

Không nên học liên tục trong gian dài. Cứ mỗi 45 phút hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút, tránh ngồi lì 3-4 tiếng liền. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó.

3. Ngủ đủ giấc

Trung bình chúng ta cần ngủ khoảng 8 tiếng một ngày. Ngủ đủ giấc có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cảm thấy thật thoải mái hơn trước khi chính thức bước vào kì thi. Đừng đi ngủ quá muộn trước ngày bước vào kỳ thi. Giữa các buổi thi sáng và chiều, bạn có thể tranh thủ "chợp mắt" một chút để "nạp năng lượng" cho buổi thi tiếp theo.

4. Ăn uống hợp lý

Không thay đổi, xáo trộn quá nhiều cách ăn uống đã quen thuộc hằng ngày. Điều này có thể làm thay đổi khẩu vị, có khi chưa quen chưa thích làm giảm hấp dẫn thèm ăn, thậm chí gây rối loạn tiêu hóa.

Để tránh mất ngủ và căng thẳng, trước ngày thi, các sĩ tử cũng nên tránh sử dụng các đồ uống kích thích như cà phê, chè đặc, coca-cola, pepsi (trong có cafein), nước uống có cồn (bia, rượu)... 

5. Suy nghĩ tích cực và thư giãn

Không nên quá lo lắng hay có những cảm xúc tiêu cực trước và trong quá trình ôn tập. Thay vì cứ rối tung rối mù thì bạn hãy bình tâm, tự sắp xếp lại thời gian, sách vở. Những lo lắng, bối rối thái quá không những có thể tác động xấu đến việc học mà còn có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý làm bài của bạn.

Ngoài việc ôn lại bài cũ, bạn cũng cần nghỉ ngơi, vận động để thư giãn đầu óc. Đi bộ khoảng 30 phút sẽ giúp bạn ăn và ngủ ngon hơn; nên tránh vận động nhiều và mạnh.
 

6. Nghe nhạc cổ điển hoặc nhạc nhẹ

Thể loại nhạc này có thể nâng cao tinh thần và tăng khả năng học tập của bạn. Hơn nữa, nghe đúng thể loại nhạc yêu thích của mình sẽ giúp bạn thư giãn.

7. Chuẩn bị kĩ càng giấy tờ trước khi vào phòng thi

Đây là một bước rất quan trọng. Một ngày trước khi thi là thời điểm thích hợp để bạn kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ và đồ dùng học tập cần thiết được mang vào phòng thi.

Cho tất cả các giất tờ cần thiết như giấy báo dự thi, giấy chứng minh nhân dân,.... vào một túi trong (clear bag), bên ngoài có ghi tên, địa chỉ, số điện thoại – phòng khi đánh mất dễ dàng cho người khác liên hệ.
 

8. Hỗ trợ của phụ huynh trước ngày thi

Tâm sự với con trước khi thi, chia sẻ và trò chuyện nhiều hơn sẽ tạo nên tâm lý thoải mái trước khi vào cuộc cạnh tranh khốc liệt này.Trước ngày thi nên nhắc con ngủ sớm và đánh thức con dậy trước chuẩn bị tinh thần. Nếu thấy con có khó khăn hay những biểu hiện tâm lý hãy bình tĩnh, bố mẹ cùng tìm cách giải quyết tốt nhất để con mình an tâm bước vào kì thi.

9. Thi hết sức mình

Đến sớm trước giờ thi khoảng 30 phút giúp tinh thần bạn thoải mái hơn và đây cũng là khoảng thời gian có thể xử lý tốt nhất những sự cố xảy ra ngoài ý muốn.

khi vào phòng thi nên tập trung vào bài làm, thi những gì đã học. Sau khi nhận đề thi hãy dành thời gian đọc lướt toàn bộ đề. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Tránh để ý những “đối phương” xung quanh. Cố gắng hoàn thành bài thi trước khi hết giờ 10 phút. Trong khoảng thời gian còn lại này, bạn hãy kiểm tra các thông tin trên bài thi như tên, ngày tháng năm sinh, số báo danh và đọc lại bài làm một lần nữa.

Nguồn tin: Theo Thanh Huyền (t/h) / PL&XH

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây