Kỹ thuật xây dựng đề kiểm tra - Trộn đề trắc nghiệm

Thứ năm - 01/11/2018 05:56
16h30 chiều ngày 30 tháng 10 năm 2018 tại phòng hội họp của trường THCS Tô Vĩnh Diễn đã diễn ra buổi tập huấn chuyên đề "Kỹ thuật xây dựng đề kiểm tra - Trộn đề trắc nghiệm " cho toàn thể giáo viên trong trường.
Kỹ thuật xây dựng đề kiểm tra - Trộn đề trắc nghiệm
1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra
          Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
          Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
          Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
          Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
          - Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
          - Đề kiểm tra tự luận;
          - Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
          Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
          Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
          Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.
          Bước 3.  Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
          Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận thức của học sinh theo các mức độ độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
          Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
          Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng mức độ nhận thức.
          (Các khung ma trận đề thi và hướng dẫn cụ thể được thể hiện chi tiết trong Công văn số 8773 đính kèm theo).
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra như sau:
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi mức độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
          Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
          Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
          Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric).
2.  Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan
          a) Giới thiệu chung về trắc nghiệm khách quan
          - TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
          - Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm.
          - Phân loại các câu hỏi
 Các loại câu hỏi TNKQ
-         Trắc nghiệm nhiều lựa chọn  (Multiple choice questions)
-         Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions)
-         Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer).
-         Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items)
3.  Trộn đề bằng phần mềm Tespro 7.0
Một số hình ảnh
1
 
2
 
3

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây